Schrems là một "cái gai" trong mắt Facebook khi đã đứng lên chống lại mạng xã hội này tại Tòa án Công lý châu Âu. Cụ thể, Schrems đã đệ đơn kiện tại tòa án thương mại của Vienna và mời mọi người cùng tham gia các hoạt động tại địa chỉ www.fbclaim.com, bằng cách đăng nhập tài khoản Facebook.
Theo luật của Áo, một nhóm người có thể ủy quyền cho một người duy nhất - trong trường hợp này là Schrems. Sau đó, mọi thủ tục pháp lý có hiệu lực như một vụ kiện tập thể.
Schrems tuyên bố mỗi người dùng đã thiệt hại 670 USD vì bị xâm phạm dữ liệu, bao gồm hỗ trợ Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ trong việc điều hành chương trình Prism, khai thác dữ liệu cá nhân của người sử dụng Facebook và các dịch vụ mờ ám khác.
Một du khách nhìn vào bức chân dung của người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg tại triển lãm "Bộ mặt của Facebook." |
Schrems cũng đang tìm kiếm một lệnh cấm Facebook theo luật bảo vệ dữ liệu của EU tại tòa án. "Mục tiêu của chúng tôi là làm cho Facebook phải hoạt động hợp pháp trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng", Schrems nói.
Người dùng từ bất cứ nơi nào bên ngoài nước Mỹ và Canada có thể đăng ký để tham gia vụ án này.
Một chuyên gia tài chính sẽ chịu chi phí pháp lý trong trường hợp Schrems thua kiện; ngược lại, chuyên gia này sẽ nhận về 20% tiền bồi thường thiệt hại, có nghĩa là những Facebookers có thể tham gia vụ án mà không có rủi ro về tài chính.
Facebook hiện đang bị cáo buộc vi phạm luật bảo vệ dữ liệu người dùng. Gần đây nhất, cơ quan giám sát dữ liệu của Anh đã bắt đầu điều tra một thí nghiệm hồi năm 2012 của Facebook.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook hiện có 1,32 tỷ người sử dụng. Trong quý 2/2014, Facebook ghi nhận được sự gia tăng 61% trong doanh thu của mảng quảng cáo di động, đưa cổ phiếu của mình lên mức cao kỷ lục (khoảng 75 USD) và công ty được định giá ở mức gần 200 tỷ USD.
Facebook vẫn chưa đưa ra lời bình luận.
Theo Ngọc Phạm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét