Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Tác hại mầm đậu nành – Chỉ là tin đồn nhảm

Sở dĩ có ý kiến cho rằng đậu nành và tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là do sự nhầm lẫn giữa estrogen (nội tiết tố nữ) hóa tổng hợp và phytoestrogen (nội tiết tố nữ thảo dược).            
Phytoestrogen trong mầm đậu nành không gây tác hại
Thời gian gần đây có ý kiến cho rằng đậu nành và tinh chất mầm đậu nành gây tác hại ung thư là do sự nhầm lẫn giữa estrogen (nội tiết tố nữ) hóa tổng hợp HRT và phytoestrogen (nội tiết tố nữ thảo dược hay còn gọi là phytoestrogen). Trong đậu nành và mầm đậu nành chứa isoflavone được xác định là gần giống với hormone estrogen của cơ thể. Trong khi đó estrogen lại là một yếu tố kích thích khối u phát triển nên một số quan điểm suy luận thiếu căn cứ rằng đậu nành cũng sẽ kích thích khối u.
Tac dung tinh chat mam dau nanh 3 Tác hại mầm đậu nành – Chỉ là tin đồn nhảm
Tuy nhiên, hiện nay các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng đậu nành chứa isoflavone được coi là phytoestrogen tức là estrogen thảo dược chứ không phải estrogen hóa tổng hợp, có cấu trúc phân tử gần giống nhưng hoạt tính sinh học lại khác nhau rất nhiều và hoàn toàn không có tác hại gì. Phytoestrogen có ái lực với các thụ thể estrogen thấp hơn từ 500-1000 lần so với estrogen. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể cao hơn mức bình thường có thể gây ung thư, u cục thì phytoestrogen ức chế estrogen giảm thấp xuống, nhờ đó hạn chế nguy cơ ung thư. Ngược lại khi estrogen trong cơ thể giảm thấp, chính phytoestrogen lại bắt chước estrogen và sản xuất tương tự để bù đắp lượng thiếu hụt của cơ thể.
Mầm đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư và không gây hại
Mầm đậu nành hay còn gọi là mầm đậu tương có tác dụng như nội tiết tố nữ, từ lâu luôn được các chị em phụ nữ tin dùng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hàng ngày và hoàn toàn không gây hại. Trên thực tế, đây cũng là nguồn thực phẩm quen thuộc từ hàng ngàn năm nay của không chỉ người Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là những người có thói quen ăn chay. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học khẳng định đậu nành và mầm đậu nành không những không có tác hại mà còn làm giảm nguy cơ ung thư, tránh tái phát ung thư, cụ thể như:
Tại Mỹ:
  • Đựơc thực hiện bởi Viện Ung thư Karmanos thuộc trường Đại học Dược Wayne State tại Mỹ vào năm 2003 về Nghiên cứu Dịch tế học cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú và tuyến tiền liệt ỏ Mỹ và các nước Châu Âu cao hơn nhiều so với Nhật Bản, Trung Quốc do khẩu phần ăn chứa ít đậu nành và chế phẩm từ đậu nành hơn. Phytoestrogen có trong đậu nành đã được tìm thấy có tinh chất chống oxy hóa, giúp ức chế sự di căn của tế bài ung thư và chỉ ra Phytoestrogen là một hoạt chất đầy hứa hẹn cho điều trị ung thư. (Nguồn:http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14628433)
  • Nghiên cứu thuộc Viện Ung thư Quốc gia, Mỹ do Tiến sĩ Larissa Korde và các cộng sự thực hiện đã phỏng vấn 597 phụ nữ Mỹ gốc châu Á mắc bệnh ung thư vú và 966 phụ nữ khác không mắc bệnh ung thư vú.  Các phép tính cho thấy phụ nữ ăn nhiều đậu nành thì nguy cơ ung thư thấp hơn hẳn phụ nữ ăn ít dậu nành và giảm 58% ở bé gái từ 5-11 tuổi, giảm 25% ở phụ nữ vị thành niên và trưởng thành.
  • Được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng vào năm 2012, nghiên cứu trên gần 10.000 người ung thư vú đã được cứu sống ở Mỹ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn hơn 10mg isoflavones đậu nành mỗi ngày có tỷ lệ tái phát ung thư thấp hơn so với những người ăn ít hơn số lượng này.
  • Nghiên cứu được công bố năm 2013 trên tờ Asian Pacific Journal of Cancer Prevention cũng cho kết quả rất tốt với những người đã dùng đậu nành. Phân tích hơn 11.000 bệnh nhân ung thư vú đã cho kết luận là ăn đậu nành có liên quan với giảm nguy cơ tử vong và giảm số ca tái phát do bệnh ung thư.
  • Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ cũng thấy rằng những phụ nữ mà chế độ ăn nhiều đậu nành có mật độ mô vú kém hơn những phụ nữ không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Mật độ mô vú cao hơn có liên quan với nguy cơ ung thư vú cao.
Tại Trung Quốc:
  • Có hai nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho thấy phụ nữ bổ sung ít thực phẩm đậu nành (dưới 1 lần / tuần) có tỉ lệ bị ung thư phổi và ung thư vú cao gấp 2 đến 3.5 lần so với các phụ nữ dùng hàng ngày.
  • Một nhóm các nhà khoa học Mỹ do BS Xia Ou Shu, ĐH Vaderbilt (Nashville, Tennessee) làm trưởng nhóm đã phân tích dữ liệu từ hơn 5.000 trường hợp được chữa khỏi ung thư vú sống tại Trung Quốc. Nhóm những phụ nữ trong độ tuổi 20-75 đã được điều trị khỏi tại TT Nghiên cứu Ung thư vú Thượng Hải sẽ được theo dõi tiếp tục 4 năm sau đó cho thấy: tỉ lệ tử vong ở phụ nữ bổ sung ít isofavone từ đậu nành là 10,3%, tỷ lệ tái phát là 11,2% và giảm chỉ còn 7,4%  tỷ lệ tử vong và 8% tỷ lệ tái phát ở những phụ nữ ăn nhiều đậu nành. Kết quả cho thấy isoflavone từ Đậu nành (Hoặc tinh chất mầm đậu nành) thực sự giúp giảm nguy cơ tử vong và tái phát do ung thư.
Tại Nhật Bản:
  • Một nghiên cứu trên 265,000 người Nhật trong vòng 12 năm cho thấy những người ăn miso (một loại đậu khuôn) hàng ngày có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn những người không dùng đậu nành.
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu thuốc Viện Ung thư Quốc Gia tại Tokyo, Nhật Bản bởi tác giả Yamamota, Sobue T, KobayashiM, Sasaki, Tsugane thực hiện năm 2003 cho thấy tiêu thụ súp miso và isoflavone giúp làm giảm tỷ lệ ung thứ vú

0 nhận xét:

Đăng nhận xét