Tết Đoan Ngọ và những bật mí thú vị
Tết Đoan Ngọ là ngày lẽ lớn thứ hai trong năm của người Việt Nam.Người xưa cũng quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Tết Đoan Ngọ và những bật mí thú vị có thể bạn chưa biết
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống ở các nước phương Đông. Bản thân ngày Tết Đoan Ngọ có rất nhiều truyền thuyết khác nay ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, nó bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp. Theo "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004", "Từ ngàn xưa, nước ta vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục Tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết".
Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết , lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Lễ bái ngày Tết Đoan Ngọ
Có tiết lễ, phải có cúng bái. Cũng như các tết khác, ta cũng ăn Tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ. Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; tại các thôn xóm có cúng tại miếu. Ở nhà, các tư nhân sữa lễ cúng ông bà ông vải và cúng Thổ Công. Trong lễ tại miền Bắc về dịp này thế nào cũng có trái dưa hấu vì lúc này đang mùa. Cỗ cúng xong thì ăn, không ai mang đỗ xuống sông như tục bên Tầu, và ta cũng không cúng Khuất Nguyên tuy là ngày kỷ niệm Khuất Nguyên. Riêng tại gia đình các đông y sĩ có sữa lễ cúng Thánh sư, ngoài lễ cúng tổ tiên và Thổ Công.
Những món ăn Tết Đoan Ngọ đặc thù ở các vùng miền
Rượu nếp chính là món ăn phổ biến nhất 3 miền ngày này. Những hạt cơm nếp chín mọng, mềm mà không nát, đã lên men ngấm vị ngọt chua cay thơm nồng của rượu làm nên món rượu nếp chuẩn.
Mận hậu phổ biến vào mùa hè ở miền Bắc. Đây cũng là loại quả không thể thiếu trong ngày giết sâu bọ. Trong khi đó, bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày
Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung. Chiếc bánh có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá. Bánh được bán nhiều trong các ngôi chợ vào những ngày này. Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu lại là món ăn tủ ngày Tết Đoan Ngọ .
Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.
Kênh thông tin giải trí tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét